Cùng xem, ngã 6 qua nhiều năm đã thay đổi như thế nào nhé
Trước đây, nơi đây chỉ là một bùng binh đầy cỏ dại với một cột đèn ba ngọn và vài tấm áp phích.
Ngã 6 – năm 1967
Xung quanh đó còn có nhà thờ, công xưởng của Buốcgeri, nhà Giám đốc Lục Lộ, bến xe … là phố chợ khá nhộn nhịp với đầy đủ các hiệu buôn, hiệu thuốc, hiệu bán thực phẩm của người Việt và người Hoa.
Những năm sau khi giành toàn quyền tại Buôn Ma Thuột (sau 1975), một tượng đài được dựng lên với điểm nhấn chính là chiếc xe tăng bằng sắt thép T-34 của Nga, chiếc xe tăng đã mở đầu trận đánh vào Buôn Ma Thuột…và lúc ấy, hướng tượng đài hướng về phía Đại Lộ Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn).
Ngã 6 – năm 1985
Ngã 6 – Năm 1987
Ngã 6 – 1989
Ngã 6 – Tháng 03/1990
Đến năm 1997, chiếc xe tăng ấy đã được đưa vào Bảo tàng để trưng bày và thay vào đó là một chiếc xe tăng bằng bê-tông – được sử dụng cho đến bây giờ.
Những năm sau đó, chỉ trong vòng một thời gian ngắn Ngã sáu Buôn Ma Thuột đã có một bộ mặt bề thế mang dáng dấp của một phố thị trẻ, với quần thể kiến trúc bao quanh như Đài tưởng niệm, Khách sạn, Trung tâm văn hóa, những cơ sở dịch vụ tổng hợp, Công ty Du lịch DakLak, Đài phát thanh truyền hình…
Ngã 6 – năm 2006
Năm 200x
Đến đầu năm 2010, khách sạn Thắng Lợi được bàn giao cho Saigon Tourist đầu tư và xây dựng khách sạn mới, mang tên Sài Gòn – Ban Mê.
Ngã 6 – năm 2010
Ngã 6 – năm 2011
Nếu để ý, bạn sẽ thấy là chiếc xe tăng hiện nay mang số hiệu 980 và khác mẫu với chiếc xe tăng thật đã được trưng bày ở những năm trước 1997 – mang số hiệu 945. Để hiểu rõ hơn, mình xin trích đoạn từ một bài báo khi nói về trận đánh lịch sử này:
…trong những ngày diễn ra trận tiến công giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột, chiếc xe tăng 980 do Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy đã dẫn đầu mũi đột kích thọc sâu, tung hoành ngang dọc, tiến công vào Sở chỉ huy Sư đoàn 23, quân đội Sài Gòn, rồi tiến ra sân bay Hòa Bình…
…Chúng tôi lao thẳng tới Sở chỉ huy Sư đoàn 23, cùng Trung đoàn 24 Sư đoàn 10 tiến công như vũ bão.
…Chính tại đó, xe chúng tôi đã đứng bắn chi viện cho bộ binh xung phong. Bắn rất nhiều, nhân dân quanh đó thấy xe tăng ta bắn còn hò reo cổ vũ, vui lắm! Sau đó, chúng tôi tiếp tục phát triển sang khu vực sân bay Hòa Bình.
Và chiếc xe tăng đó đã theo Đoàn Sinh Hưởng cùng đoàn quân thắng như chẻ tre tới đầu cầu Đà Rằng – Tuy Hòa. Tại đây, sau khi xe 980 diệt 4 khẩu pháo án ngữ lối vào thị xã Tuy Hòa thì xe bị trục trặc nên phải để lại. Về sau này, TP.Buôn Ma Thuột, khi dựng tượng đài chiến thắng ở Ngã sáu, đã lấy xe tăng 980 làm biểu tượng cho khí thế tiến công như chẻ tre của quân đội ta, muốn lưu danh tinh thần chung của quân dân ta tham gia trận tiến công giải phóng Buôn Ma Thuột…
và đây là hình ảnh của Ngã 6 những năm sau đó…
Ngã 6 – năm 2012 – Ảnh: Hoàng Mạnh Tuấn
Ngã 6 – năm 2013 – Ảnh: Hoàng Mạnh Tuấn
Ngã 6 – năm 2014 – Ảnh: Nguyễn Việt Tân
và đây là Ngã 6 năm 2015, khi Buôn Ma Thuột về đêm…
Ngã 6 – Năm 2015 – Ảnh: Phụ Hồ Phố Núi
Ngã 6 – Năm 2015 – Ảnh: Phụ Hồ Phố Núi
Vui lòng đợi ...